Trong cuốn sách này, Taleb nêu ra các thiên kiến sai lầm của con người về sự ngẫu nhiên. Theo đó, con người thường:1. Đánh giá quá cao quan hệ nhân – quả. Ví dụ, người thành công do họ từng thành công trong quá khứ và thường vô thức bắt chước theo một số đặc điểm mà họ ngộ nhận rằng điều này mang đến thành công.2. Lý giải thế giới theo cách dễ hiểu hơn thực tế. Luôn cố gắng giải thích những điều ngẫu nhiên không phải là ngẫu nhiên.Hai thiên kiến trên được lồng ghép, chia tách một cách tinh tế thông qua ba phần:1. Lời cảnh báo của Solon: Lịch sử và thuộc tích khó nắm bắt của các sự kiện hiếm gặp (thiên nga đen). Đồng thời phân tích những tác động nặng nề của các sự kiện hiếm gặp trong cuộc sống và trên thị trường2. Những con khỉ và chiếc máy đánh chữ: Trình bày những thiên kiến xác suất mà tác giả ghi nhận được trong sự nghiệp, bao gồm, thiên kiến kẻ sống sót, thiên kiến méo mó về xác suất và sự ngẫu nhiên.3. Sáp trong tai: Quá trình đương đầu với sự bất định của con người và một vài mánh khóe để vượt qua.